Bí quyết ngủ ít không mệt cực hay (90% người VN áp dụng)

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đối diện biết bao nhiêu công việc học hành, … dẫn tới thời gian bị ít lại. Khi thời gian ít lại, chúng ta phải tăng thêm thời gian cho công việc, điều này dẫn tới giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia người trưởng thành, 1 ngày ngủ từ 7 – 7h 30 phút là tốt nhất, do đặc thù công việc nên bạn ngủ được ít hơn, vì thế lúc nào bạn cũng cảm giác thiếu ngủ và mệt mỏi. Làm sao để có thể ngủ ít không mệt đây.

Theo nhiều chuyên gia nổi tiếng về sức khỏe trên thế giới đã nghiên cứu và tìm hiểu thì giấc ngủ chia thành các chu kỳ. Mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. 1 chu kỳ ngủ thông thường của chúng ta được chia làm 5 giai đoạn như sau :

  • Ru ngủ: Giai đoạn bắt đầu ngủ, chúng ta chuẩn bị chìm  vào giấc ngủ.
  • Ngủ nông: Đã đi vào giấc ngủ nhưng chưa sâu. Bạn có thể dễ dàng tỉnh khi có 1 tiếng động nhỏ. Giai đoạn này chiếm 50% giấc ngủ.
  • Ngủ sâu: Giai đoạn chìm sâu của giấc ngủ. Chiếm khoảng 10%.
  • Ngủ rất sâu: Ngủ gần như không biết gì. Các cơ quan trong cơ thể đều nghỉ ngơi.
  • Ngủ mơ: Đang trong trạng thái ngủ nhưng vẫn có chuyển động.

Công thức ngủ phù hợp với chu kỳ như sau : 

Giờ thức giấc = Giờ đi ngủ + 7,5 giờ + X

Trong đó : X sẽ là thời gian bạn ước lượng để đặt lưng xuống cho tới khi vào giai đoạn 1 – ru ngủ. Thông thường X sẽ dao động tầm 10 phút.

Ví dụ :

Mình hay đi ngủ lúc 11h30 tối. thời gian đi vào giấc ngủ của mình là 10 phút thì giờ thức dậy của mình như sau :

Giờ thức giấc trung bình = 11h30 tối + 7,5h + 10 phút = 7h10 phút sáng.

Giờ thức giấc tối thiểu = 11h30 tối + 4,5h + 10 phút = 4h10 phút sáng.

Lưu ý :

  • Ngủ tối thiểu là 3 chu kỳ, cao nhất thì 6 chu kỳ. Nếu bạn ngủ dưới 3 chu kỳ chắc chắn cơ thể bạn cũng rất mệt mỏi, cho dù bạn ngủ chu kỳ đi chăng nữa.
  • Nhiều trường hợp ngủ đúng chu kỳ rồi nhưng lại lười dậy, ngủ nướng thêm 15 – 20 phút nữa. Lúc này cơ thể bạn cũng rất mệt bởi vì 15 – 20 phút này nó lại sang phần ru ngủ của chu kỳ mới rồi.
  • Không nên áp dụng trường hợp ngủ 3 chu kỳ liên tục trong thời gian dài bởi như thế sẽ không đủ cho giấc ngủ của bạn, các cơ quan sẽ không được nghỉ ngơi theo đúng sinh lý học con người. Chỉ áp dụng khi bạn quá bận trong thời gian đó thôi hoặc bất khả kháng. Còn lại vẫn ngủ từ 5 chu kỳ trở lên là tốt nhất cho sức khỏe.

Áp dụng công thức : Cách 4 giờ ngủ một lần, mỗi lần 20 phút. Tổng cộng 2 giờ / ngày

Công thức này được đánh giá khá hay và tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Tuy vậy bạn phải áp dụng công thức này đúng, không được bỏ bê, nếu không trạng thái cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi.

Từ các chuyên gia Leonardo da Vinci và Salvador Dali.

Phương pháp này được chuyên gia Siesta nghiên cứu với công thức : 5 giờ ngủ đêm + 1,5 giờ ngủ ban ngày = 6,5 giờ / 1 ngày

Phương pháp này được cựu thủ tướng nước Anh áp dụng. Ông ngủ lúc 3h sáng và dậy lúc 8h sáng. Buổi chiều ông ngủ thêm 1,5 h nữa.

Phương pháp này được chuyên gia – kiến trúc sư Hoa Kỳ Buckminster Fuller phát minh ra. Khi ông áp dụng nó, ông phát biểu rằng bản thân lúc nào cũng tràn năng lượng, khỏe mạnh.

Công thức : Cứ 6 giờ ngủ 1 lần, mỗi lần 30 phút. Tổng cộng là 2 giờ / ngày

Khi khám sức khỏe tổng quát thì ông hoàn toàn khỏe mạnh và cực kỳ hoàn hảo.

Phương pháp này được nhà khoa học được nhiều người hay gọi ông với biệt danh “điên” khi ông chỉ ngủ từ 2 – 3 giờ mỗi ngày.

Công thức : Ngủ 2h ban đêm + 20 phút ban ngày.

Ông làm việc thâu đêm và phong cách miệt mài như thế này.

Hạn chế sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy tính, máy tính bảng giúp bạn ngủ tốt hơn. Trước khi đi ngủ thay vì dùng điện thoại thì các bạn hãy làm cái khác như vận động nhẹ, đọc sách chẳng hạn, nghe nhạc, … Như thế cho bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngủ cũng ngon hơn.

Có được thói quen tốt thì mọi thứ cũng đều tốt. Xây dựng 1 giờ ngủ cố định cho bản thân, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn năng lượng.

Vào buổi tối không nên uống các chất kích thích như nước ngọt có ga, cafe, rượu, bia, … Nó sẽ làm bạn rất khó ngủ.

Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ giúp cơ thể có được trạng thái sảng khoái, các cơ quan được thư giãn và bạn sẽ được ngủ 1 giấc ngon nhất.

Những bản nhạc không lời du dương giúp chúng ta dễ dàng an giấc hơn, dễ ngủ hơn.

  • Vào buổi trưa tranh thủ ngủ từ 15 – 20 phút giúp bạn hồi sức và lấy lại năng lượng. Không nên ngủ quá lâu bởi sẽ bước vào chu kỳ ngủ như đã giới thiệu ở trên, như thế sẽ rất mệt mỏi.
  • Nên tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng như đi lại, khởi động nhẹ nhàng giúp ngủ dễ hơn.
  • Trước khi ngủ tầm 10 phút, uống 1 cốc nước vừa và đủ để cơ thể điều hòa được.
  • Hạn chế không dùng thuốc ngủ bởi thuốc ngủ chỉ là giải pháp giúp bạn ngủ nhanh thôi chứ không đủ sâu và ngon. Cố gắng thực hiện các lưu ý như trên thì cả đời bạn sẽ không phải dùng thuốc ngủ đâu.
  • Tư thế ngủ của bạn : Nằm thẳng hoặc nằm nghiêng về bên trái giúp bạn dễ ngủ hơn cũng như tốt cho tim mạch. Hạn chế nằm sấp người bởi sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch và các bộ phận như vai, cánh tay, …
  • Nhiệt độ chỗ ngủ phù hợp với thời tiết vùng bạn đang sinh sống. Mùa hè nóng bức bật điều hòa ở mức phù hợp tầm 28 độ c giúp bạn dễ ngủ và không gây hại tới hô hấp. Mùa đông thì nên đóng kín cửa, chăn gối đầy đủ.
  • Ánh sáng phòng ngủ : Tùy vào từng người có người không cần đèn ngủ, có người thì cần. Nếu dùng đèn ngủ thì hãy lưu ý ánh sáng không được quá mạnh làm bạn khó ngủ, bố trí những chiếc đèn ngủ với lượng ánh sáng vừa phải giúp bạn dễ ngủ hơn.

Nguồn : Tổng hợp & Tham khảo

5/5 – (1 bình chọn)