CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Thánh địa Mỹ Sơn được tạo ra bởi bàn tay con người từ những năm thế kỷ IV, dưới sự trị vì của vua Bhadravarman, và hoàn thành vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV; dưới sự cai quản của triều vua Jaya Simhavarman III.
Di sản nhân loại ở Quảng Nam này là một quần thể bao gồm trên dưới 70 ngôi đền đài biểu trưng cho các giai đoạn lịch sử của vương quốc Chăm Pa và được xây dựng với mục đích thờ cúng các vị thần Linga và Shiva. Chính vì thế, điểm tiêu biểu của các đền tháp ở đây chính là các kiến trúc Chăm-pa cổ đặc trưng, chẳng hạn như: tượng thần Siva, bia đá, linh vật,…
Dẫu vậy, do sự xâm chiếm của Vương quốc Cổ đại – Đại Việt (Việt Nam ta ngày xưa), những ngôi đền này đã bị người ta bỏ rơi; và mãi cho đến năm 1889, nó mới được đánh thức bởi một đoàn người Pháp đi thám hiểm, du khảo Việt Nam.
Trải qua nhiều biến cố, bị chiến tranh tác động không hề nhỏ; đến năm 1975, quần thể đền tháp khu Thánh địa Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình – gần một nửa con số ban đầu. Cụ thể, chỉ có 20 công trình còn là giữ được sự nguyên vẹn ban đầu.
Dù chịu nhiều ảnh hưởng của các tác nhân lịch sử, Thánh địa Mỹ Sơn vẫn là một khu di tích mang đậm các giá trị nghệ thuật, văn hóa; mang đậm màu sắc trí tuệ và tinh hoa của nhiều thế hệ. Vì vậy, ngày 01/12/1999, khu Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Và tại Việt Nam thì nơi đây cũng được xếp vào danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Phải nói rằng, các tòa đền tháp ở đây mang đậm đà màu sắc của Ấn Độ giáo. Đặc biệt là, các chúng được xây dựng lên hoàn toàn từ 100% là gạch, dù không sử dụng một chút chất tạo kết dính nào nhưng nó vẫn sừng sững bền vững qua năm tháng, suốt chiều dài lịch sử.
Dù những kiến trúc đã bị bào mòn theo thời gian đôi phần nhưng nếu tinh mắt, khách du lịch sẽ dễ dàng nhận ra những hình điêu khắc, hoa văn trên đền tháp đều đang họa lại và mang đậm dấu ấn của các thời đại Chăm Pa huy hoàng, rực rỡ. Thêm vào đó, do chịu ảnh hưởng nặng nề của Ấn Độ giáo, nên đa phần khu di tích này quay chủ yếu về hướng đông – hướng mặt trời mọc, và theo Ấn Độ giáo thì đây chính là nơi trú ngụ của thần linh.
-
Về địa điểm cụ thể,
khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn
tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; từ đây đi khoảng 70 cây số về phía Tây Nam là Đà Nẵng và đi khoảng 45 cây số về phía Tây chính là Hội An. Vì vậy để khám phá những điều thú vị về khu du lịch này,
chúng tôi
gợi ý bạn có thể lựa chọn theo tour hoặc đi tự túc để dễ dàng khám phá thêm nhiều vẻ đẹp ở Đà Nẵng và Hội An.
-
Về giá vé vào thăm Thánh địa Mỹ Sơn,
chúng tôi
xin cung cấp cho các bạn như sau:
-
Đối với người nước ngoài: 150.000 VNĐ / 1 vé;
-
Đối với người Việt Nam: 100.000 VNĐ / 1 vé.
-
Về thời gian mở cửa: 6h30 – 17h30 (mở tất cả các ngày trong tuần).
Khu di tích nằm trọn giữa một thung lũng có đường kính rộng gần 2 km, với phong cảnh xung quanh là núi non trùng trùng điệp điệp. Vì vậy, khi di chuyển tới đây, bạn có thể lựa chọn điểm bắt đầu từ Hội An hoặc Đà Nẵng bằng ô tô hoặc xe máy.
Nếu xuất phát từ Hội An, bạn có thể đi theo đường Trần Hưng Đạo – Cầu Cẩm Kim – Cầu Duy Phước – Đường Trường Sa – Đường Hùng Vương – Tỉnh lộ 610, đến Duy Phú sẽ thấy đường rẽ vào khu di tích.
Được thiết kế độc đáo, tinh xảo, mang đậm dấu ấn cổ xưa; khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được chia làm 6 loại đặc trưng: phong cách cổ, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách người dân Bình Định.
Theo thời gian, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của Việt Nam, khu di tích dù đã bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc rải bom của quân đội Mỹ trút xuống Việt Nam; nhưng nơi đây vẫn còn để lại rất nhiều đền đài, tòa tháp có giá trị văn hóa và nghệ thuật sâu sắc.
Di tích chủ yếu ở đây là các đền đài đang được tu bổ, vì vậy rất dễ dàng để ta khám phá từng chi tiết và vẻ đẹp thiết kế, kiến trúc nơi đây. Tiếp đến khu B sẽ là dãy đồi nằm ở phía tây, nơi này có 1 tháp chính và 3 tháp phụ. Cuối cùng là khu C ở đồi phía nam – khu vực nổi bật nhất tập trung bia ký, đền tháp, phù điêu và các kiệt tác điêu khắc nghệ thuật cực kỳ mới lạ, độc đáo.
Trong khoảng thời gian tu sửa và phục chế các đền tháp, một vị chuyên gia người Ấn Độ đã phát hiện ra con đường này. Và theo nhiều tài liệu lịch sử mà chúng tôi thu thập cho bạn đọc, chỉ vua chúa và thành viên hoàng tộc, người có chức sắc mới được đặt chân nên con đường cổ này. Nó dẫn thẳng người đi tới trung tâm nơi tập trung nhiều tháp lớn, nơi thường được dùng tổ chức lễ tế của người Chăm xưa. Con đường cổ này có chiều rộng 8m, hai bên là hai bờ tường song song nhau và được chạm khắc tỉ mỉ, chôn trong lòng đất ở độ sâu khoảng 1m.
Người Chăm luôn nổi tiếng với điệu múa Apsara – một điệu múa lấy cảm hứng từ các bức tượng đá điêu khắc Apsara.
Với tựa đề “Linh hồn của đá” – nhằm tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Chăm, Apsara là sự hòa quyện giữa các bước di chuyển, động tác múa tay một cách khéo léo, uyển chuyển, bên vẻ đẹp quyến rũ, kiêu kì của những vũ nữ Chăm kết hợp tiếng trống Paranưng và khèn Saranai. Sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố tạo nên một màn trình diễn đầy mê hoặc khiến ai cũng không thể rời mắt.
Lễ hội Katê là một trong những lễ hội quan trọng của người Chăm, để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở và được tổ chức thường niên vào tháng 7, theo lịch Chăm. Nếu đến đây du lịch đúng dịp lễ hội, các bạn không chỉ được chiêm ngưỡng các nét đẹp điêu khắc, mà còn được trải nghiệm các nghi lễ cúng cầu an, kiệu rước lễ phục và Katê, rước nước,…
Thêm vào đó là cả những tiết mục văn nghệ vô cùng độc đáo, được trình diễn trên nền nhạc của đạo cụ truyền thống cùng các điệu múa duyên dáng của các nghệ sĩ múa người Chăm.
Cuối cùng, miếng thịt bê sẽ được thái lát mỏng, chấm với nước chấm tuyệt đỉnh làm từ chanh, mè rang, tỏi, ớt, nước mắm hảo hạng và ăn kèm các loại rau sống, rau thơm.
Để có những trải nghiệm tốt nhất, chúng tôi giới thiệu với các bạn một số địa chỉ thưởng thức món bê thui Cầu Mống ngon như sau:
-
Bê thui Phước Quân: đường Thanh Hóa, thành phố Tam Kỳ
Bê thui Mười: QL1A cũ, gần Cầu Câu Lâu cũ, Điện Bàn, Quảng Nam
Gần giống với bánh tráng, bánh đập có 2 loại: bánh đập khô được nướng thơm giòn và bánh đập ướt. Món ăn này sẽ được kết hợp cùng nước mắm nguyên chất kèm ớt tươi mang cảm giác vừa lạ vừa quen.
Địa chỉ thưởng thức món bánh đập ngon mà chúng tôi gợi ý cho bạn đọc:
-
Địa chỉ 1: 679 Hai Bà Trưng, Tp. Hội An, Quảng Nam
-
Địa chỉ 2: Xã Cẩm Nam, Tp. Hội An, Quảng Nam
Khác với bánh bèo miền Tây hay bánh bèo Huế, bánh bèo ở khu du lịch Mỹ Sơn mang nét đặc trưng của người dân nơi đây. Bánh bèo được làm từ bột trộn với nhân thịt, nấm, mộc nhĩ hoặc tôm, ăn kèm nước chấm và các loại rau thơm, rau sống, hương vị rất thơm ngon đậm đà khó cưỡng.
Các bạn có thể thưởng thức tại: Số 2 Hoàng Văn Thụ, thành phố Hội An, Quảng Nam.
Đây là món bánh truyền thống của dân Hội An trong các dịp lễ hội, đặc biệt là dịp lễ Tết. Bánh tổ được làm từ 2 nguyên liệu rất dễ tìm là đường và bột nếp; nhưng điểm đặc biệt của bánh tổ bắt nguồn từ loại đường bát nấu bằng mật mía có màu nâu, đen sẫm. Về hương vị, bánh ăn vào dẻo dẻo thơm thơm lại đậm đà, ngọt bùi.
Gợi ý quán ăn ngon: Số 12 Hoàng Hoa Thám, thành phố Đà Nẵng.
Một thứ bánh vô cùng phổ biến có nguồn gốc từ miền Trung, bánh xèo là món mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Quảng Nam hay thánh địa Mỹ Sơn. Vỏ bánh được làm từ bột gạo và bột nghệ, bánh xèo được tráng mỏng để đảm bảo độ giòn khi ăn. Nhân bánh bên trong được kết hợp từ các tôm, thịt, giá đỗ, hành,… tạo nên vị béo ngọt chút mặn, không hề ngán. Bánh chấm bằng nước chấm chua ngọt tương tự mắm chấm nem và ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, mùi thơm…
Địa chỉ thưởng thức món bánh xèo ngon: Quán dì Nhi – chân cầu Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam.
Cơm gà Tam Kỳ có vị béo ngậy của thịt gà cùng sự vàng óng, dẻo bùi của cơm được nấu bằng nước luộc gà, thơm thơm cay cay của nước châm. Thêm chút hành phí và nộm rau củ, cùng thịt gà Tam Kỳ mỏng da, ngọt thịt; đây sẽ là bữa trưa tuyệt vời cho du khách.
Gợi ý quán ăn ngon mà chúng tôi gợi ý cho các bạn: Cơm gà Tam Kỳ Tam Duyên – Số 576 Phan Chu Trinh, Châu Hòa Hương, Tam Kỳ, Quảng Nam
Mì Quảng đã vô cùng bình dị, quen thuộc với người dân miền Trung. Sợi mì làm từ bột gạo pha trứng và nước hạt dành dành, tạo nên hương vị riêng biệt. Một tô mì Quảng chính gốc bao gồm thịt heo, thịt gà, cá lóc, trứng cút luộc, chút lạc rang, rau thơm, hành ớt,… cùng nước dùng hầm từ xương, ngọt đậm vị.
Các bạn có thể thưởng thức món ngon này tại: Quán mì Quảng Dì Hát – Số 81 Phan Châu Trinh, phường Minh An, Hội An
Món ăn cuối cùng bạn không nên bỏ lỡ khi tới đây chính là cháo lươn xanh. Cháo thơm ngon béo ngậy thêm chút muối hành đậm đà tuyệt vời. Lươn ướp với tiêu, hành, ớt, sả rồi om để ăn cùng cháo đảm bảo sẽ khiến các bạn mê mẩn từ lần đầu tiên.
Gợi ý quán ăn ngon cho các bạn: Cháo lươn Hùng Vương – Số 162 Hùng Vương, Phường An Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam.
Cách khu Thánh địa Mỹ Sơn trong bán kính 50km chúng tôi giới thiệu một số địa điểm mà bạn có thể tham khảo như sau:
Địa chỉ: Số 149 đường Trần Phú, thành phố Hội An
Địa chỉ: Thôn Kiệu Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc châu Âu gồm 2 tầng: tầng trên là Thánh đường, tầng dưới là địa điểm sinh hoạt tôn giáo. Bên cạnh nhà thờ là mộ phần của Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Đây cũng là địa điểm mà nhiều du khách thấy thú vị.
Vị trí: Hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
Đến Quảng Nam mà không đến phố cổ Hội An thì thật là thiếu sót. Với vẻ đẹp nhẹ nhàng bình yên, mang màu sắc cổ xưa, hoài niệm, phố cổ Hội An là nơi mà rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến.
Để chuyến đi diễn ra thuận lợi nhất, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:
-
Thời gian đẹp nhất để tham quan khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn: tháng 2 – tháng 4.
-
Giá vé tham quan khu di tích (nêu trên) đã bao gồm: vé tham quan, xe điện, xem biểu diễn văn nghệ. Ở
cổng khu du lịch có bán vé khuyến mãi cho học sinh, sinh viên nên bạn có thể mang theo thẻ học sinh – sinh viên hoặc CCCD, hộ khẩu để tiết kiệm chi phí.
-
Du khách không nên thắp hương, cúng bái vì đây là hành động không được khuyến khích.
-
Hãy đặt trước vé vào cửa nếu bạn muốn tham quan các địa điểm du lịch khác gần Thánh địa Mỹ Sơn để tránh tình trạng hết vé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT